Mọc răng khiến trẻ bị sốt ở bất kì đứa trẻ nào là đều hiện tượng bình thường, kể cả khi mọc răng hàm hay răng cửa. Tuy nhiên, cha mẹ nên có những hiểu biết nhất định về việc mọc răng bị sốt để có những hướng điều trị cho con một cách nhanh chóng, kịp thời.
MỌC RĂNG BỊ SỐT CÓ THỂ NHẬN BIẾT NHƯ THẾ NÀO?
Sốt do mọc răng có một số những triệu chứng sau đây mà các phụ huynh cần lưu ý là:
- Trẻ thường mệt mỏi, đau đớn khi mọc răng nên thường ít ngủ và rất quấy khóc. Lúc này, chúng ta sẽ cảm thấy trẻ luôn tỏ ra khó chịu bứt rứt trong người.
Trẻ quấy khóc do sốt khi mọc răng
- Khi trẻ mọc răng, một biểu hiện đặc trưng thường thấy nữa đó là chảy dãi. Bên trong miệng bé khó chịu ngứa ngáy do răng mọc nên trẻ cũng thích ngậm đồ vật trong miệng. Các bậc phụ huynh cần quan sát, chú ý không để trẻ cầm đồ vật thiếu vệ sinh đưa vào miệng, bởi cơ thể của trẻ khi mọc răng sẽ yếu đi nên trẻ dễ sinh bệnh, tiêu hóa bị rối loạn.
- Tình trạng nướu của trẻ phụ huynh cũng cần lưu ý để thường xuyên kiểm tra. Răng đang nhú lên, tại vị trí đó trẻ sẽ có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy có thế là do nướu của trẻ bị sưng đỏ. Phụ huynh cần chú ý nếu nướu bị nứt, hãy thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ để tránh nhiễm trùng.
Chú ý việc vệ sinh răng miệng cho con khi bé mọc răng
- Việc ăn uống khi tẻ bị sốt mọc răng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó để trẻ không bị sút cân quá, chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
BÉ BỊ SỐT DO MỌC RĂNG, CHA MẸ NÊN LÀM GÌ?
- Ngay khi nhận thấy bé có những biểu hiện sốt do mọc răng, chúng ta hãy liên tục cặp nhiệt độ theo dõi.
- Nếu bé sốt gần 38℃ nên cho bé uống nước dừa, rau má, nước cam, …để hạ nhiệt và đắp lên trán khăn ấm.
- Khi trẻ sốt từ 38℃ – 38.5℃, cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về thuốc uống và cách chăm sóc bé hợp lý.
- Nếu cơn sốt của bé từ 39℃ hoặc hơn cần nhanh chóng đưa con đi khá. Vì khi bé sốt quá cao có thể bị thiếu oxy lên não, co giật toàn thân, tổn thương tế bào thần .. khiến con rơi vào tình trạng nguy hiểm như hôn mê sâu hoặc tử vong.
Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo cũng như lưu ý một số điều dưới đây để hạ sốt khi bé mọc răng:
- Khi đắp khăn ấm lên trán để lau mát hạ sốt cho bé tránh dùng nước có nhiệt độ nước quá nóng hay quá lạnh. Đồng thời để nhiệt thoát ra nên cho bé mặc quần áo thoải mái rộng rãi.
Đắp khăn ấm lên trán con để hạ sốt
- Các mẹ trong ngày nên tăng cường cho bé bú sữa. Bạn có thể vắt sữa nếu bé không bú được.
- Nên bổ sung nhiều nước cho bé bằng cách uống nước lọc hoặc pha sữa vào bình loãng hơn bình thường. Để tránh việc bé bị mất nước khi bé không uống được nước, cha mẹ hãy thấm nước vào khăn sạch và thấm vào môi trẻ.
- Nếu bé đi đại tiện nhiều lần trong ngày, phân sệt nhưng lượng nước và phân ra ít thì việc cho con uống bù nước không cần thiết. Hãy cứ cho trẻ ăn uống như bình thường. Nên đưa con đến bác sĩ nếu bé đi ngoài quá nhiều lần hoặc phân nhiều nước.
- Nếu tình trạng không chịu ăn, quấy khóc kéo dài đến một tuần lễ, hãy mang bé đến Bác sĩ vì lúc này trẻ đang có nguy cơ bị sụt cân, cân tăng châm.
Chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con
MỌC RĂNG BỊ SỐT SẼ HẾT SAU BAO LÂU?
Mọc răng bị sốt ở các bé trong từ 1 tuổi là tình trạng hoàn toàn bình thường. Các chuyên gia cho biết: các cơn sốt thông thường sau vài ngày (3 – 4 ngày) sẽ hết sau khi răng đã nhú lên. Mọc răng gây sốt do nướu răng bị rách, cọ xát khiến con đau, ngứa ngáy, nên bé để giảm tình trạng khó chịu thường cho tay hoặc các vật dụng khác vào miệng, vô hình chung tạo cơ hội xâm nhập cho tác nhân có hại, làm xung quanh khu vực tổn thương bị viêm. Hệ miễn dịch để chống lại sinh ra các phản xạ tự nhiên là Sốt. Đây đối với cơ thể bé là cơ chế có lợi.
Sốt khi mọc răng là biểu hiện bình thường ở trẻ
Để ĐẶT LỊCH thăm khám và tư vấn, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua số hotline 0774 96 96 96 hoặc qua Fanpage Linn Dental Clinic