Hơi thở có mùi hay “hôi miệng” là một trong những vấn đề nghiêm trọng khiến bạn mất tự tin trước người đối diện. Không những thế, đây cũng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe răng miệng đang có vấn đề. Vậy nguyên nhân là gì?
Hôi miệng là gì?
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu mà người đối diện có thể ngửi thấy khi giao tiếp với bạn. Tình trạng này chủ yếu là do một lượng lớn các vi khuẩn trong miệng bám trên các răng, kẽ răng, lưỡi và các cơ quan ngoài miệng như hầu họng, phổi hoặc xoang tạo nên. Các vi khuẩn này chủ yếu là loại kỵ khí, chúng sản xuất ra các hợp chất lưu huỳnh có mùi hôi.
Thông thường, bạn sẽ cảm nhận hơi thở có mùi vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy. Thật ra, hiện tượng này chỉ là tạm thời và có thể được cải thiện bằng cách chải răng và chải lưỡi sạch sau đó.
Nguyên nhân gây ra hôi miệng
Hơi thở không hết mùi khó chịu dù đã đánh răng và dùng chỉ nha khoa có thể do các nguyên nhân sau:
- Có răng bị sâu lớn đọng nhiều thức ăn, vi khuẩn.
- Có răng viêm tủy hoặc tủy hoại tử có mủ.
- Cao răng nhiều làm viêm nướu nặng hoặc viêm nha chu, nên lấy cao răng 6 tháng/1 lần.
Các nguyên nhân khác gây hôi miệng
- Thức ăn hay gia vị nặng mùi như hành, tỏi có thể tạo mùi hôi tạm thời
- Mùi phát ra khi đói : những trường hợp bệnh nhân đang theo chế độ ăn kiêng, hạn chế số bữa ăn trong ngày có thể bị hôi miệng dù chải răng rất kỹ. Ăn trái cây và uống nước trái cây có thể cải thiện được vấn đề này.
- Đang dùng thuốc, uống rượu, hút thuốc và những thay đổi hormone cũng có thể làm hơi thở có mùi khó chịu.
- Căng thẳng thần kinh cũng là một yếu tố quan trọng. Khi bạn bị stress, miệng sẽ trở nên khô, số lượng vi khuẩn trên lưỡi tăng sẽ làm hôi miệng. Cần chải lưỡi thường xuyên để hạn chế hiện tượng này.
- Bệnh toàn thân không được phát hiện sớm và điều trị sẽ tạo mùi hôi trong hơi thở: Tiểu đường, suy thận, viêm Amydan, bệnh đường hô hấp, ung thư,….
Vậy giải pháp nào để trị dứt điểm hôi miệng?
Với trường hợp do vệ sinh răng miệng kém
Cách chữa và phòng ngừa hôi miệng từ sớm:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng sau các bữa ăn, dùng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần/ ngày để làm sạch kẽ răng, vệ sinh lưỡi thường xuyên
- Cạo vôi răng định kỳ để loại bỏ hoàn toàn vôi răng
- Sử dụng nước súc miệng trị hôi miệng hoặc dùng thuốc trị hôi miệng được kê toa bởi bác sĩ nha khoa uy tín
Với trường hợp do sâu răng, viêm tủy răng
Cách trị hôi miệng tốt nhất đối với trường hợp hôi miệng do sâu răng là trám răng từ khi vết sâu mới chớm. Trường hợp răng bị viêm tủy, chữa tủy răng sớm sẽ giúp trị đau răng, bảo tồn tủy cho răng, và loại bỏ hoàn toàn mùi hôi miệng.
Trường hợp do viêm nướu
Khi thấy bắt đầu có dấu hiệu sưng nướu răng, chảy máu nướu, bệnh nhân cần thăm khám nha sĩ ngay để được chữa trị, ngăn chặn tình trạng hôi miệng. Bên cạnh đó, cạo vôi răng định kỳ cũng là phương pháp hữu hiệu để phòng ngừa tình trạng viêm nướu từ sớm.
Biện pháp phòng ngừa
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Một số biện pháp phòng ngừa từ sớm sẽ mang lại hơi thở tươi mát và sự tự tin:
- Đánh răng sau các bữa ăn để loại bỏ mảng bám thức ăn trên răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần/ ngày để làm sạch các kẽ răng.
- Sử dụng nước súc miệng thường xuyên.
- Cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần.
- Thăm khám bác sĩ nha khoa uy tín thường xuyên để kịp thời phát hiện các bệnh lý răng miệng, việc điều trị từ sớm sẽ giúp đạt được hiệu quả cao nhanh chóng hơn.
- Không hút thuốc lá, hạn chế các thức ăn nặng mùi….
- Dùng bổ sung thuốc trị hôi miệng được bác sĩ kê toa.
- Luôn bổ sung nước cho cơ thể, nhai kẹo cao su không đường hoặc ăn vặt giữa các bữa để tránh cho miệng không bị khô nhưng nên hạn chế đồ ngọt. Tuyệt đối không được bỏ bữa.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng hôi miệng, hãy tìm đến những cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm như Linn Dental để được thăm khám và điều trị triệt để.
Hotline: 0774 96 96 96
Facebook: Linn Dental Clinic