Răng khôn hay còn gọi răng số 8, là chiếc răng cối thứ 3, thường mọc cuối cùng ở mỗi hàm. Mỗi người thường có 28 chiếc răng và 4 chiếc răng khôn, mọc răng khôn ở độ tuổi từ 17 – 25 tuổi. Dưới đây, Nha Khoa Linn Dental chia sẻ những điều cần biết về răng khôn.
Răng khôn có nguy hiểm không?
Răng khôn là răng mọc sau cùng khi xương hàm đã phát triển cứng chắc và khá ổn định. Hơn nữa, vào thời điểm này thì những răng mọc trước đó gần như đã chiếm hết chỗ trống trên cung hàm nên làm cho răng số 8 khi mọc lên sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, từ đó dễ dẫn đến trường hợp mọc ngầm, mọc lệch và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, nguy hiểm.
Viêm lợi trùm, viêm nướu, viêm nha chu
Răng số 8 mọc lệch sẽ làm nhồi nhét thức ăn, lâu ngày làm cho nướu bị sưng đỏ, viêm quanh thân răng, sau đó sẽ tạo túi mủ, làm cứng hàm, gây khó khăn trong việc há miệng,… Khi tình trạng viêm nhiễm kéo dài không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây phá huỷ xương xung quanh răng và các răng bên cạnh. Trong các trường hợp nặng có thể gây nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.
Sâu răng
Răng số 8 mọc lệch sẽ nghiêng và tựa vào răng kế bên nên khi ăn, thức ăn dễ bị kẹt vào đó, khó vệ sinh và gây viêm nhiễm. Lâu ngày, sẽ làm sâu chiếc răng này và cả răng bên cạnh (răng số 7). Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm lỗ sâu tăng kích thước, phá hủy cấu trúc răng, lâu dài có thể dẫn đến mất răng và lây lan sang răng bên cạnh.
Rối loạn phản xạ và cảm giác
Răng mọc lệch chèn ép các dây thần kinh cơ mặt và trực tiếp đến răng số 7 nên sẽ gây mất hoặc giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm. Mặt khác, răng số 8 có thể gây đau một bên mặt, sưng phù mặt.
Răng chen chúc nhau
Răng khôn thường mọc lệch do thiếu chỗ trên xương hàm làm sẽ đẩy các răng nằm phía trước, một răng khôn mọc kẹt cũng có thể xô đẩy 2 răng cối lớn, 2 răng cối nhỏ và 1 răng nanh. Điều này làm hàm răng bị xô lệch, mất thẩm mỹ nên nhổ bỏ là cần thiết.
Hình thành nang thân răng, u nang xương hàm
Răng mọc lệch còn là nguy cơ gây tiêu ngót chân răng của răng bên cạnh, thậm chí có thể thoái hóa thành nang thân răng, khiến hỏng xương hàm, răng và dây thần kinh.
Gây đau nhức, khó vệ sinh
Răng khôn mọc ở vị trí trong cùng nên gây khó khăn cho việc vệ sinh răng sạch sẽ, nhất là các trường hợp mọc kẹt, mọc lệch,… dẫn đến vi khuẩn xâm nhập. Tình trạng này kéo dài sẽ gây sâu răng, viêm nhiễm và đau nhức.
Khi nào cần nhổ răng khôn?
Răng khôn thường mọc ở người trưởng thành từ 17 – 25 tuổi, lúc đó vòm miệng đã hoàn chỉnh nên sẽ thường không có đủ chỗ để chúng mọc bình thường. Do đó, răng khôn khi mọc sẽ dễ bị lệch, xô lấn nhau, mọc chen chỗ các răng khác, dẫn đến viêm sưng, đau đớn. Uớc tính tới nay có khoảng 85% răng sô 8 bị nhổ bỏ vì không có tác dụng về thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai.
Các chuyên gia cho biết, việc có nhổ răng khôn hay không còn phụ thuộc vào sự chỉ định của bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng số 8 trong những trường hợp sau:
- Răng khôn mọc làm xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng, viêm nhiễm lặp lại nhiều lần hoặc các u nang, ổ mủ, ảnh hưởng đến răng kế cận.
- Răng khôn bị sâu hoặc mắc bệnh nha chu.
- Răng mọc ngầm, mọc kẹt, mọc lệch.
- Giữa răng khôn và răng hàm số 7 có khe giắt thức ăn, thường xuyên tích tụ các mảng bám thức ăn, gây viêm nhiễm, đau nhức.
- Răng khôn mọc thẳng, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm trồi dài xuống hàm đối diện, từ đó tạo bậc thang giữa răng khôn và răng bên cạnh, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm đối diện.
- Răng mọc có hình dạng bất thường, nhỏ hoặc lớn hơn so với bình thường.
Răng khôn mọc lêch, gây ra nhiều khó chịu thì nên nhổ
Một số trường hợp không nên nhổ răng khôn
Mọc răng khôn gây ra nhiều nguy cơ bệnh cho răng miệng nhưng không phải bất cứ trường hợp nào cũng cần phải nhổ bỏ. Những trường hợp có thể bảo tồn như:
- Răng mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt với mô xương và nướu, không gây biến chứng gì thì nên bảo tồn.
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính như tim mạch, rối loạn đông cầm máu, đái tháo đường để tránh các biến chứng sau nhổ răng
- Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số cấu trúc quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh…
Để răng số 8 tồn tại khỏe mạnh, an toàn với răng kế cận và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe toàn hàm, bạn nên giữ răng miệng sạch sẽ, thăm khám nha khoa định kỳ, tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.
Nhổ răng khôn có đau không?
Nhổ răng khôn có đau không? Đây là câu hỏi của hầu hết khách hàng đến khám và thực hiện dịch vụ tại Nha Khoa Linn Dental
Bác sĩ Ngô Huy Bình rất “mát tay” trong việc xử lý những chiếc răng khôn cứng đầu
“Tưởng không đau mà.. không đau thật!” – có lẽ đây là nhận xét chung của rất nhiều khách hàng sau khi nhổ răng khôn tại Linn Dental. Thậm chí, nhiều bạn đã dũng cảm “tiễn” cùng lúc 3-4 chiếc răng khôn .
Theo Dr Huy Bình, với kỹ thuật nhổ an toàn cùng sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị hiện đại, việc nhổ răng khôn đã trở nên vô cùng nhanh chóng và nhẹ nhàng, hạn chế tối đa cảm giác khó chịu sau phẫu thuật.
Vì sao nhổ răng khôn tại Linn Dental không đau?
Đến hiện tại, vẫn có nhiều người “khiếp sợ” khi nghĩ đến việc nhổ bỏ răng khôn vì quá đau. Tuy nhiên khoa học tân tiến, vấn đề đau đớn khi nhổ răng khôn cũng đã được Linn Dental khắc phục “mượt mà” nhờ ứng dụng công nghệ Piezotome trong khi nhổ.
Nếu như tại những nơi khác, người ta chỉ e dè nhổ mỗi lần 1 chiếc răng khôn thì tại Linn Dental, bạn có thể xử lý được cả 4 chiếc răng khôn trong cùng một lần hẹn vì nhổ răng rất nhẹ nhàng, không hề đau đớn.
Bác sĩ phụ trách tại Linn Dental đều đã và đang công tác tại các bệnh viện lớn về Răng hàm mặt, với trình độ chuyên môn cao và tay nghề nhiều kinh nghiệm, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy trải nghiệm nhổ răng khôn nhẹ nhàng không nơi nào có được.
Lưu ý các biến chứng sau khi nhổ răng?
Nhổ răng khôn có khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Dưới đây là những biến chứng sau khi nhổ răng số 8 có thể gặp phải mà bạn cần biết trước khi tiến hành nhổ răng nhằm tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mình.
- Viêm ổ răng: Biến chứng này thường gặp sau nhổ răng 2-3 ngày. Cụ thể là:
Viêm ổ răng khô: Trong hốc răng thấy trống hoặc có cục máu đông nhưng lấy ra dễ dàng, có mùi khó chịu, gây đau đớn dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, ăn nhai và làm việc.
Viêm ổ răng có mủ: Trong ổ răng có mủ gây nên cơn đau ở mức độ nhẹ nhưng kèm theo các triệu chứng vùng nướu bị sưng, huyệt ổ răng có mủ trắng, có mùi hôi khó chịu, có thể nổi hạch ở vùng lân cận.
- Nhiễm trùng: Biểu hiện của của người bệnh sau nhổ răng khôn là ổ răng chảy máu kéo dài hơn 48 giờ, đau nhức không thuyên giảm, hôi miệng, sưng nướu, sốt hoặc có khi sưng mặt, sưng vùng má. Trường hợp này cần khắc phục sớm tránh nhiễm trùng huyết, hoại tử thậm chí gây tử vong.
- Tổn thương dây thần kinh: Răng khôn kế cận răng số 7 nên khi nhổ bỏ thì răng số 7 và các dây thần kinh liên kết bị tác động. Nhổ răng khôn tổn thương dây thần kinh sẽ gây các hiện tượng như: tê mỏi môi, lưỡi tạm thời.
- Lệch hàm: Thường xảy ra sau khi nhổ răng khôn mọc kẹt hoặc ngầm có khoan xương khiến răng kế cận bị lệch, dẫn đến tình trạng lệch hàm. Thông thường, sau khi nhổ răng số 8, các bác sĩ sẽ tư vấn khách hàng sử dụng các dịch vụ làm răng phù hợp để bảo vệ vùng khoang miệng, hỗ trợ chức năng nhai, tính thẩm mỹ trên khuôn mặt.
Các biến chứng trên phần lớn là do bác sĩ chưa có kinh nghiệm và kỹ năng, quá trình nhổ răng và xử lý vết thương không đảm bảo về yếu tố vô trùng. Nếu không may nhổ răng bị nhiễm trùng răng, bệnh nhân nên đến nha khoa uy tín để được các bác sĩ tư vấn và chọn phương pháp điều trị kịp thời nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm.
Để ĐẶT LỊCH nhổ răng khôn không đau với bác sĩ Bình, liên hệ ngay với Linn Dental nhé!
Hotline: 0774 96 96 96
Facebook: Linn Dental Clinic