Bọc răng sứ mặc dù phải tiến hành mài răng để làm cùi răng nhưng thông thường cấu trúc răng sẽ không bị xâm lấn quá nhiều. Răng sau khi được bọc lại, hoạt động ăn nhai vẫn đảm bảo như bình thường, không có cảm giác đau nhức hay sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng gì.
Tuy nhiên, răng sứ bị ê buốt trong một số trường hợp, khi uống nước lạnh khiến khá nhiều khách hàng băn khoan, lo lắng. Vậy tại sao lại có tình trạng trên và có cách nào để giải quyết không?
Tại sao răng sứ bị ê khi uống lạnh?
Khi quá trình bọc sứ kết thúc, trong 1 đến 2 ngày đầu có thể bạn sẽ cảm thấy ê buốt nhẹ. Biểu hiện này là hoàn toàn bình thường và sau một thời gian sẽ tự hết nên chúng ta không phải lo lắng.
Răng sứ bị ê buốt do uống nước lạnh
Tuy nhiên, cần lưu ý khi tình trạng ê buốt nặng, đau nhức không thuyên giảm mà ngược lại còn kéo dài nhiều ngày. Lúc này, bạn nên đến khám tại nha khoa để được khắc phục nhanh chóng.
Tình trạng này ở từng người sẽ không giống nhau và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Uống lạnh khiến răng sứ bị ê nguyên nhân có thể là:
Viêm tủy trước khi bọc sứ không được điều trị triệt để
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất làm cho chúng ta cảm thấy ê buốt, đau nhức khi bọc răng sứ.
Viêm tủy không được điều trị triệt để gây buốt răng sứ
Các trường hợp chưa chữa trị viêm tủy dứt điểm thì có thể gây tình trạng hoại tử tại vùng tủy bị viêm, dây thần kinh bị kích ứng và khi uống nước lạnh hoặc nóng sẽ tạo ra các cơn ê buốt, đau nhức dữ dội.
Tình trạng đau nhức trên làm cho chúng ta thường xuyên bị mất ăn, mất ngủ, khó chịu dẫn đến cơ thể suy nhược. Tuy vậy việc điều trị tủy không phải mọi khách hàng đều phải thực hiện mà chỉ cần trị liệu khi tủy có dấu hiệu viêm.
Sâu răng, viêm nha chu không được chữa trị hoàn toàn
Khi người có răng sâu thực hiện bọc răng sứ, nếu vết sâu không được bác sĩ thực hiện nạo sạch, vi khuẩn sẽ phát triển, lây lan, gây viêm tủy, gây ra tình trạng áp xe và mất răng vĩnh viễn.
Làm răng sứ nhưng không chữa bệnh sâu răng khỏi hẳn khiến răng bị ê buốt
Không điều trị khỏi hoàn toàn bệnh nha chu mà đã bọc sứ thì răng sứ sẽ bị giảm tuổi thọ, nguy hiểm hơn là răng thật có thể hỏng và mất. Người bệnh có nguy cơ tụt nướu cao khi mắc bệnh viêm nha chu, răng trên cung hàm không thể giữ cố định được.
Khớp cắn không chuẩn
Trong quy trình bọc sứ, nếu bước chỉnh khớp cắn không được bác sĩ thực hiện chính xác sẽ khiến răng kể cả lúc không ăn nhai cũng bị đau nhức, cộm vướng. Những cơn ê buốt kéo dài cần nhanh chóng chữa trị kịp thời, nếu không về sau sẽ làm ảnh hưởng tới răng thật.
Bọc răng sứ xong răng bị ê buốt – phải làm sao?
Cách giảm ê buốt răng tại nhà
Dùng thuốc để giảm cảm giác ê buốt răng
Một số khách vì nhiều lý do mà chưa thể đến nha khoa ngay để điều trị thì chúng ta cũng có thể dùng thuốc giảm đau tại nhà. Lưu ý, khi sử dụng thuốc phải có sự hướng dẫn của bác sĩ để uống đúng liều lượng cũng như tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Súc miệng bằng nước muối
Sức miệng bằng nước muối
Dùng nước muối súc miệng cũng là cách hiệu quả để giảm ê buốt ở răng. tTác dụng của nước muối có khả năng loại bỏ vi khuẩn, giúp khoang miệng được làm sạch nên tình trạng đau nhức, ê buốt răng sẽ được hạn chế.
Chườm đá lạnh
Răng sứ bị đau đớn, ê buốt có thể sử dụng phương pháp chườm đá. Tại vị trí bọc răng sứ, sử dụng khăn có bọc đá để áp vào má ngoài. Bạn cũng nên lưu ý, tránh làm nghiêm trọng hơn tình trạng ê buốt răng, không nên chườm đá trực tiếp trên răng sứ.
Khắc phục răng sứ bị ê buốt tại nha khoa
Răng sứ khi uống lạnh bị ê buốt dù do nguyên nhân nào gây ra thì bạn cũng nên tránh các rủi ro không mong muốn bằng cách đến ngay nha khoa để bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.
Chữa tủy răng triệt để
Để làm sạch tủy cần tháo răng sứ nếu trước đó bệnh lý viêm tủy răng chưa điều trị triệt để khiến vi khuẩn lây lan. Bằng dụng cụ chuyên dụng, bác sĩ sẽ lấy sạch tủy viêm còn sót lại, sau đó tiến hành hàn ống tủy và thực hiện bọc sứ.
Làm lại răng sứ mới
Làm răng sứ mới để tránh bị buốt răng
Với trường hợp trong quá trình mài răng và phục hình răng sứ xảy ra sai sót thì nên làm lại răng sứ mới và thực hiện tháo răng sứ cũ. Khi đó để cùi răng đảm bảo sát khít và đúng chuẩn, cùi răng cần được sửa chữa, đo đạc và lấy dấu chính xác.
Lúc này cùi răng và răng sứ sẽ không còn khe hở, tác nhân bên ngoài không thể tác động trực tiếp đến cùi răng và từ đó không khiến chúng ta bị ê buốt đau nhức răng sứ.
Để ĐẶT LỊCH thăm khám và tư vấn, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua số hotline 0774 96 96 96 hoặc qua Fanpage Linn Dental Clinic